Lượt xem: 610

Tôi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh chính xác là vào những ngày hè cuối những năm cấp I. Bên nhà Bác tôi có người chị....


Tôi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh chính xác là vào những ngày hè cuối những năm cấp I. Bên nhà Bác tôi có người chị rất giỏi tiếng, và chị “mở lớp” dạy cho tôi và em của chị (cũng là chị của tôi). Ngày đó, cách tôi học tiếng Anh hết sức đơn giản, tôi học từ mới mỗi ngày, mỗi ngày tầm 5 từ, trong một chủ đề nào đó trong cuộc sống. Tôi học cách dò từ trong sách từ điển, vì hồi đó chưa có điện thoại, cũng chưa có máy tính, cái mà tôi muốn có nhất là chiếc máy Kim từ điển nổi tiếng một thời. Chị dạy chúng tôi cách đọc và phát âm. Thật sự thì tôi đã không nhớ hết được những quy tắc đó, bởi vì tôi đã không thật sự hiểu hết. Chị dạy chúng tôi nói những câu giao tiếp đơn giản như “What is your name?” hay “How old are you?” và cách để trả lời những câu hỏi đó. Tôi học trong mấy tháng hè, mỗi tuần một buổi, tôi nhớ mang máng như vậy.

Sang cấp II, nhờ những buổi học hè năm trước, mà tôi rất tự tin vào khả năng học tiếng Anh của mình, vì mình đã có sẵn đà, so với mấy bạn khác, tôi nghĩ vậy. Tôi tập trung hơn vào học ngữ pháp, học các thì, học các loại câu, và tất nhiên, mỗi ngày 5 từ mới, có ngày nhiều hơn (do phải trả bài), và có những ngày ít hơn (do “bận” phải đi chơi). Và thỉnh thoảng có tiết học tiếng Anh, tôi được học cách đọc to những từ mới theo thầy cô, và đọc những đoạn hội thoại trong sách qua lại với bạn bè.

Có thể nói rằng, sau khoảng thời gian học cấp ba “ăn và chơi bỏ rơi nhiệm vụ” học hành của mình, tôi bước vào ngưỡng cửa đại học với tâm thế của một đứa sinh viên không giỏi tiếng Anh. À không, có thể nói tiếng Anh của tôi lúc đó rất tệ. Tôi sẽ không kể thêm về giai đoạn thoái trào chữ nghĩa này thêm nữa, hãy cùng tập trung hơn vào quá trình tôi tái khởi động lại quá trình học tiếng Anh của mình, hy vọng bạn sẽ tìm được một vài điều bạn có thể ứng dụng được.


Ảnh minh họa: Nghe và lặp lại như trẻ con

1. Bắt chước nghe và lặp lại như những đứa trẻ

Có thể nói cách tiếp cận tiếng Anh của những đứa trẻ sinh ra ở vùng thôn quê như tôi đa số tập trung học từ mới và ngữ pháp từ sách vở, ít được nghe và nói tiếng Anh tại vì không có môi trường luyện tập. Cách tiếp cận này không thuận theo tự nhiên và hạn chế là người học có thể khá về phần ngữ pháp nhưng lại kém về phần giao tiếp.

Cách tiếp cận tự nhiên hơn là học như một đứa trẻ, bắt đầu từ việc lắng nghe và bắt chước nói theo. Tôi nghe một cách chủ động và tập trung, cố gắng lặp lại càng giống càng tốt, về phát âm và cả ngữ điệu. Khi nghe nhiều và tốt hơn, tôi cố gắng nâng cao hơn kỹ năng một chút bằng cách nghe và tóm tắt những gì đã nghe, hoặc trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục nghe câu trả lời.

Và bằng cách tiếp cận này, khi tôi nghe và nói được, vô hình vốn từ vựng và ngữ pháp của tôi cũng được cải thiện đáng kể mà chính tôi cũng không nhận ra.

2. Ghi nhớ những mẫu câu, không phải những từ mới rời rạc

Trong tiếng Anh, từ mới đôi khi có rất nhiều nghĩa mà tuỳ theo ngữ cảnh, nghĩa của từ mới đó lại được dùng một cách khác nhau. Chẳng hạn như từ run có 48 nghĩa tiếng Việt bao gồm cả động từ và danh từ (theo Google).

Thuộc hết nghĩa của từ mới là một điều rất khó mà tôi chưa từng thử, và tôi cũng không muốn thử. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta nên dành nhiều gian hơn để học và nắm chắc những mẫu câu cho những tình huống thường gặp.

Tập trung vào chất lượng, không phải số lượng.

Bên cạnh đó, tạo thói quen tưởng tượng tới ngữ cảnh cho mẫu câu khi học cũng giúp ích cho tôi rất nhiều.

3. Học thông qua những hoạt động thú vị hơn ngoài sách vở

  • Xem phim với phụ đề tiếng Anh, thuyết minh tiếng Anh.
    Hoạt động này đối với tôi rất hiệu quả. Tôi chọn những bộ phim mình thích được thuyết minh và phụ đề bằng tiếng Anh. Lúc xem phim, tập trung nghe và chú ý đến hoàn cảnh diễn viên thoại, và chỉ xem phụ đề lúc bạn không nghe rõ. Chúng ta còn có thể bắt chước theo lời thoại như cách tiếp cận tôi đã đề cập ở trên.
  • Tham gia những câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm dùng tiếng Anh.
    Hoạt động câu lạc bộ và đội nhóm tạo thêm nhiều mối quan hệ hơn cho tôi. Ở đó, tôi gặp những người cùng chí hướng, cùng muốn cải thiện tiếng Anh, và là một môi trường rất tốt cho tôi luyện tập.
  • Chơi những trò chơi sử dụng tiếng Anh.
    Những trò chơi này có thể được dùng trong những buổi sinh hoạt tập thể như trên, cũng có thể là những trò chơi cá nhân mang tính luyện tập.

4. Giữ mạch hội thoại, không bàn chuyện đúng sai lúc giao tiếp

Theo cá nhân tôi, vấn đề lớn nhất mà nhiều người gặp phải khi học một thứ tiếng mới là sợ sai. Họ sợ họ sẽ nói sai ngữ pháp, phát âm sai, hay nói sai ngữ cảnh. Họ sợ người khác cười họ khi họ sai nên họ thà không nói.

ĐỪNG SỢ SAI!

Cách nhanh nhất để thành thạo bất cứ thứ gì trên đời này là luyện tập, luyện tập, và luyện tập. Tiếng Anh cũng vậy, chúng ta cần luyện tập cho đến khi chúng ta không còn khó chịu khi nói tiếng Anh nữa. Thay vào đó, khi bạn nhận ra bạn đang tiến bộ từng ngày, bạn sẽ càng thích được sử dụng tiếng Anh hơn.

Vậy nên, trong cuộc giao tiếp, bạn cứ tự tin và mạnh dạn nói những gì bạn nghĩ, đừng sợ sai, cũng đừng sợ ai khác cười bạn. Nếu cách bạn nói không làm cho người khác hiểu thì hãy cố gắng tìm cách diễn đạt khác. Đây là một quá trình mà ai cũng phải trải qua, nó rất bình thường. Ở phía ngược lại, nếu bạn là người nghe, và bạn nghe thấy người khác nói sai, hãy cố gắng để hiểu, hỏi lại để bạn ấy diễn đạt lại theo cách khác nếu bạn không hiểu, và nhớ nhé, đừng cười hay sửa sai cho bạn của bạn, hãy để mạch hội thoại tiếp diễn, chỉ cần chúng ta hiểu nhau. Tiếng Anh, suy cho cùng cũng chỉ là công cụ để đạt được điều đó, bạn có thấy vậy hôn?

5. Tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh, mọi lúc, mọi nơi

Cách tốt nhất để cải thiện tiếng Anh là để bản thân mình chìm đắm trong một môi trường tiếng Anh. Bạn lên lịch bằng tiếng Anh, viết ghi chú bằng tiếng Anh, nghe đài Radio tiếng Anh, xem TV bằng tiếng Anh, đọc báo bằng tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh, hát tiếng Anh, nói tiếng Anh với bạn, chơi game tiếng Anh, thả thính bằng tiếng Anh, cưa cẩm bằng tiếng Anh, và rất nhiều điều khác nữa. Và nhớ nhé, bạn càng tiếp xúc với nó thật nhiều, bạn càng nhanh hoà nhập với nó.

Có một điều mà tôi từng áp dụng, và vẫn đang áp dụng là nghe một cách bị động, nghe mà không suy nghĩ, nghe trong lúc ngủ để bản thân học tiếng Anh một cách vô thức. Bạn cũng có thể thử, để thấy mình không học được gì. Và rồi một ngày, khi bạn rơi vào một hoàn cảnh nào đó, tự nhiên trong tiềm thức của bạn sẽ cho bạn biết bạn đã học được điều gì.

6. Have fun! Tạo niềm vui với tiếng Anh

Bạn có biết, bạn sẽ ghi nhớ dễ hơn và học tiếng Anh tốt hơn khi bạn vui?

Vậy nên, hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh bạn đầy năng lượng, chuẩn bị một tâm trí hứng khởi, soi gương, đặt tay lên ngực, cười và nói thật to trước khi bắt đầu học tiếng Anh:

I love English. I can learn English!”.

7. Hãy tìm cho mình một phương pháp và một giáo trình phù hợp.

Nếu các bạn còn chưa tìm được cho mình một phương pháp và giáo trình phù hợp thì hãy đến với Energy English. Tôi tình cờ biết đến Energy English nhờ vào chương trình Miễn 100% học phí cho học viên. Các bạn có thể tham khảo tại đây:https://100hp.energyenglish.edu.vn/.
Có tiếng Anh mọi thứ suôn sẻ và thú vị hơn nhiều! Nghe đến cái tên Energy English là mình đã tràn đầy năng lượng rồi và quả thật chất lượng thì rất xứng với tên gọi. Phương pháp học của Energy English khiến mình rất thích thú và mình thấy học hiệu quả hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình.

 

XEM THÊM

Tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng! Dù trong bất kỳ ngành nghề nào

Tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng! Dù trong bất kỳ ngành nghề nào

Hot
Tôi đã tự tin giao tiếp với sếp Tây sau 3 tháng nhờ phương pháp này

Tôi đã tự tin giao tiếp với sếp Tây sau 3 tháng nhờ phương pháp này

Hot
Người lớn tuổi học tiếng Anh giao tiếp có khó không?

Người lớn tuổi học tiếng Anh giao tiếp có khó không?

Hot

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN